Lịch sử Cô_Lin

Khoảng 18h ngày ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu đổ bộ HQ-505 của hải quân Việt Nam đến thả neo ở mép đá Cô Lin.[4]

Khoảng 5 giờ sáng 14 tháng 3, 3 tổ binh lính trên tàu HQ-505 đổ bộ và cắm cờ chủ quyền ở 3 góc của đá Cô Lin.[4] Gần 8 giờ sáng cùng ngày, 2 tàu khu trục Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ-505 làm tàu này bốc cháy và có nguy cơ chìm. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định cho tàu HQ-505 ủi lên bãi đá trong khi các tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn.[4][5]

Do có thương vong lớn ở đá Gạc Ma, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho một tiểu đội đi xuồng cao su sang Gạc Ma cấp cứu thương binh. 15 giờ chiều ngày 14 tháng 3, xuồng đưa 45 thương binh về cập tàu. Khoảng 16 giờ, tàu HQ-671 của Việt Nam treo cờ chữ thập lùi vào bãi nhận thương binh liệt sĩ đưa về đảo Sinh Tồn,[4] số còn lại do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy tiếp tục bám giữ ở Cô Lin.[5]

Làm chủ được Cô Lin sau sự kiện 14 tháng 3 năm 1988, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân quyết định đưa lực lượng do Lữ đoàn trưởng Phạm Công Phán chỉ huy đi xây dựng nhà cao chân trên đá Cô Lin. Ngày 10 tháng 7 năm 1988, công binh xây xong nhà cao chân và bàn giao lại cho hải quân Lữ đoàn 146 chốt giữ đảo.

Tháng 10/2017, công trình nhà văn hóa đa năng Đảo Cô Lin được hoàn thành.

Các rạn san hô, cồn cát, và đảo thuộc Cụm Sinh Tồn
Đá Gạc Ma
Đá Trà Khúc
Đá Len Đao
Đá Phúc Sĩ
Đá Văn Nguyên
Đá Ninh Hòa
Đá Vị Khê
Sinh Tồn Đông
Đá An Bình
Đá Ba Đầu
Đá Đức Hòa
Đá Bãi Khung
Đá Bình Sơn
Đá Tư Nghĩa
Đá Bia
Đá Ken Nan
Đá Bình Khê
Đá Nhạn Gia
Đảo Sinh Tồn
Đá Sơn Hà
Đá Nghĩa Hành
Đá Tam Trung
Đá Cô Lin